Các tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam cập nhật mới nhất 2024

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, kích thước, cấu trúc, và các thông số kỹ thuật khác của thép, được đồng bộ và thống nhất. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và đồng thời giảm thiểu rủi ro không mong muốn trong quá trình thi công và sử dụng.

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-1:2018 áp dụng cho sắt thép thanh tròn trơn

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-1:2018 thay thế TCVN 1651-1:2008 và đặt ra các yêu cầu kỹ thuật đối với thép thanh tròn trơn sử dụng trong cốt bê tông, áp dụng cho các loại thép CB240-T, CB300-T và CB400-T. Nhà sản xuất quyết định phương pháp sản xuất thép.

Chỉ áp dụng cho sản phẩm dạng thanh thẳng, thép thanh tròn trơn dạng cuộn và sản phẩm được nắn thẳng, tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép chế tạo từ thép tấm hoặc ray đường sắt.

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-12018

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-1:2018

TCVN 1651-2:2018 đối với sắt thép thanh vằn

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-2:2018 thay thế TCVN 1651-2:2008 và đặt ra các yêu cầu kỹ thuật đối với thép thanh vằn sử dụng trong cốt bê tông, áp dụng cho các loại thép CB300-V đến CB600-V. Nhà sản xuất tự chọn công nghệ chế tạo.

Tìm hiểu thêm  Tổng hợp các mẫu lan can inox đẹp 2024

Chỉ áp dụng cho sản phẩm dạng thẳng, cuộn hoặc nắn thẳng, không áp dụng cho thép thanh vằn từ thép ray đường sắt hoặc tấm.

TCVN 1651-3:2008 áp dụng cho cuộn hoặc tấm lưới thép hàn

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-3:2008 thay thế TCVN 6286:1997, đặt ra các yêu cầu kỹ thuật cho tấm hoặc cuộn lưới thép hàn được sản xuất từ thép dây, thanh (đường kính 4-16mm). Sản phẩm này được sử dụng làm cốt bê tông thông thường hoặc cốt ban đầu trong bê tông ứng lực và được sản xuất tại các nhà máy chế tạo.

TCVN-1651-32008

TCVN-1651-32008

TCVN 1811:2009 áp dụng cho thép và gang

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1811:2009 quy định quy trình lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thép, gang để phân tích thành phần hóa học. Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho cả kim loại trong trạng thái rắn và lỏng.

TCVN 6287:1997 áp dụng cho thép thanh cốt bê tông

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 6287:1997 tương đương với ISO 10065:1990, đặt ra các yêu cầu về quy trình kiểm tra độ uốn và độ uốn lại không hoàn toàn của thép thanh cốt bê tông. Mục tiêu là xác định tính chất hoá già của thép khi có biến dạng dẻo.

TCVN 7937-1:2013 áp dụng cho thép làm cốt bê tông dự ứng lực

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 7937-1:2013 tương đương với ISO 15630-1:2010, thay thế cho TCVN 7937-1:2009 (ISO 15630-1:2002). Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về phương pháp thử nghiệm đối với thanh, dảnh và dây sử dụng làm cốt bê tông.

Tìm hiểu thêm  Ứng dụng inox 201 trong cuộc sống mà bạn nên biết

TCVN-7937-12013

TCVN-7937-12013

Các Bộ Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam năm 2024

Ngoài các Bộ tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN, áp dụng cho các loại thép cốt bê tông mới nhất hiện nay, còn có những Bộ Tiêu chuẩn sau đây được sử dụng rộng rãi:

ASTM Quốc tế: Là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế do ASTM (Hội Vật Liệu và Thử Nghiệm Hoa Kỳ) ban hành và được cộng đồng quốc tế rộng rãi chấp nhận. Các tiêu chuẩn ASTM phổ biến bao gồm ASTM A53, ASTM A106 và ASTM A615.

ISO 9001: Là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, cung cấp nguyên tắc và yêu cầu giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì hiệu suất chất lượng cao. Các tiêu chuẩn ISO 9001 phổ biến là ISO 9001:1987, ISO 9001:1994, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015.

BS: Là bộ tiêu chuẩn Anh do Viện Tiêu chuẩn Anh sản xuất, với hơn 31.000 tiêu chuẩn đã được công bố. Các tiêu chuẩn BS phổ biến gồm BS4504, BS 21 và BS EN 10255:2004.

JIS G: Là bộ tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản, áp dụng cho luyện kim và các chất liệu chứa sắt. Các tiêu chuẩn JIS G phổ biến bao gồm JIS G3101:2004 SS400, JIS G3112:2010, JIS G3192:2000, JIS G3312:2012, JIS G3322:2012, JIS G3444 và JIS G3505.

Phân loại thép xây dựng

Để tiện lợi trong việc nhận biết các loại thép xây dựng, người ta thực hiện phân loại dựa trên nhiều yếu tố như thành phần hóa học, mục đích sử dụng và chất lượng của thép.

Theo thành phần hóa học:

– Thép cacbon: Chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản xuất thép, chia thành thép nhiều cacbon và thép ít cacbon. Thép ít cacbon (hàm lượng cacbon không vượt quá 0.25%) có tính chất dẻo dai và dễ uốn, nhưng độ cứng và bền tương đối thấp. Thép chứa nhiều cacbon (hàm lượng không vượt quá 2.14%) có độ bền tốt và khả năng chịu áp lực cao.

Tìm hiểu thêm  Những lưu ý khi thiết kế nội thất sang trọng bằng inox hoa văn

– Thép hợp kim: Có độ bền cao hơn so với thép cacbon, chia thành thép hợp kim thấp, trung bình và cao.

– Thép kết cấu: Thường có khối lượng lớn và được sử dụng trong công nghiệp xây dựng, lắp ráp và chế tạo máy cơ khí.

– Thép dụng cụ: Có độ cứng cao, khả năng chịu lực và chịu mài mòn tốt, được sử dụng trong sản xuất dụng cụ gia dụng và đo lường.

– Thép tính chất vật lý đặc biệt: Có tính chất từ và hệ số nở dài nhỏ.

– Thép tính chất hóa học đặc biệt: Tính chất hóa học xác định khả năng chịu nóng, không gỉ hoặc bền nóng của thép.

Theo chất lượng thép:

– Chất lượng bình thường: Chứa 0.06% lưu huỳnh và 0.07% phốt pho.

– Chất lượng tốt: Chứa 0.035% lưu huỳnh và 0.035% phốt pho.

– Chất lượng cao: Chứa 0.025% lưu huỳnh và 0.025% phốt pho.

inox 430 có tốt không

Phân loại inox

Đây là những tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam cập nhật mới nhất 2024 và cách phân loại thép xây dựng phổ biến hiện nay. Để biết thêm về các loại thép xây dựng trên thị trường và giá cả mới nhất, vui lòng liên hệ với công ty Inox Hoa Giang theo thông tin dưới đây:

Liên hệ ngay Công ty SX – XD – TM Hoa Giang

Hotline: 028.38485518

Email: support@inoxhoagiang.com

Trả lời